Tin tức

Trang chủ/Tin ngành/[21/10/2024] TĂNG CÔNG SUẤT KHAI THÁC CÁT BIỂN THI CÔNG CAO TỐC CẦN THƠ CÀ MAU

Huy động tàu hút, phương tiện vận chuyển đưa cát về công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

 

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Qua kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đánh giá, sau 2 năm triển khai, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu đã triển khai nhiều giải pháp thi công để thúc tiến độ dự án, đặc biệt là phối hợp giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan về nguồn cát.

Dù vậy, tiến độ của dự án vẫn không được như mong đợi. Một trong những nguyên nhân là do các nhà thầu vẫn chưa huy động tối đa nhân lực, vật lực; công tác tổ chức thi công chưa đạt yêu cầu.

Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu cần quyết liệt hơn nữa, tăng cường nhân lực, thiết bị và bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính để đẩy nhanh tiến độ dự án.

 

Tăng công suất khai thác cát biển thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau- Ảnh 1.
 

 

Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu tăng công suất khai thác cát biển cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

“Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu, tư vấn giám sát phải tập trung giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo đến cuối năm 2024 phải hoàn thành việc gia tải và toàn bộ cầu trên tuyến”, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Về vấn đề nguồn vật liệu cát, Bộ GTVT nêu rõ lợi thế hiện tại là việc khai thác cát biển không hạn chế công suất.

Thực tế, hiện nay, nhà thầu chỉ khai thác từ 12.000-13.000 m3/ngày, trong khi được phép khai thác khoảng 30.000 m3/ngày. Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đề nghị tăng công suất khai thác cát biển cho dự án.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, tính đến tháng 10/2024, sản lượng thi công toàn dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đạt 46/57%, chậm 11% so với kế hoạch. Nhu cầu về nguồn vật liệu cho dự án đến hết năm 2024 khoảng 15,5 triệu m3. Hiện đã đưa về công trường được khoảng 9,8 triệu m3, còn thiếu khoảng 5,67 triệu m3.

Để bảo đảm hoàn thành đắp gia tải trong năm 2024, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã chủ động làm việc với địa phương để bổ sung thêm nguồn cát.

Đến nay, 2 tỉnh An Giang, Vĩnh Long đã hoàn tất thủ tục mỏ cát để cung ứng cho dự án thêm 2,2 triệu m3, còn tỉnh Đồng Tháp tăng công suất 2 mỏ cát. Riêng đối với mỏ cát tại tỉnh Tiền Giang khoảng 0,6 triệu m3 và 2 mỏ tại Bến Tre khoảng 2 triệu m3 thì đang hoàn thiện các thủ tục.

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thống nhất cho phép các địa phương được sử dụng cát biển vào việc xây dựng các công trình phục vụ đầu tư công, cơ bản.

Bởi bên cạnh các tuyến cao tốc thì những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh cũng rất quan trọng để thúc đẩy sự kết nối liền mạch, hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Nếu cát biển được được sử dụng sẽ giúp địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn khi xây dựng các công trình trên địa bàn.

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết đã thí điểm lấy cát biển san lấp với độ mặn khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với điều kiện môi trường đang thi công là ở Kiên Giang và Cà Mau.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản trả lời về mức tiêu chuẩn chịu mặn của vật nuôi cây trồng. Bây giờ địa phương căn cứ thực tế của các dự án để chỉ đạo các đơn vị tư vấn cân nhắc, đánh giá sử dụng cát biển làm sao đảm bảo kỹ thuật, quy trình thi công, kiểm soát độ mặn khi sử dụng cát biển.

Đối với cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT vẫn đang thi công bình thường theo chỉ dẫn kỹ thuật của dự án, theo dõi chặt chẽ môi trường, không bị ảnh hưởng gì khi đưa cát biển vào công trình.

 

Tăng công suất khai thác cát biển thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Tin tức - Sự kiện 04:05 - 18/10/2024
Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu tăng công suất khai thác cát biển, huy động tàu hút, phương tiện vận chuyển đưa cát về công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
 

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Qua kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đánh giá, sau 2 năm triển khai, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu đã triển khai nhiều giải pháp thi công để thúc tiến độ dự án, đặc biệt là phối hợp giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan về nguồn cát.

Dù vậy, tiến độ của dự án vẫn không được như mong đợi. Một trong những nguyên nhân là do các nhà thầu vẫn chưa huy động tối đa nhân lực, vật lực; công tác tổ chức thi công chưa đạt yêu cầu.

Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu cần quyết liệt hơn nữa, tăng cường nhân lực, thiết bị và bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính để đẩy nhanh tiến độ dự án.

 

Tăng công suất khai thác cát biển thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau- Ảnh 1.
 

 

Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu tăng công suất khai thác cát biển cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

“Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu, tư vấn giám sát phải tập trung giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo đến cuối năm 2024 phải hoàn thành việc gia tải và toàn bộ cầu trên tuyến”, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Về vấn đề nguồn vật liệu cát, Bộ GTVT nêu rõ lợi thế hiện tại là việc khai thác cát biển không hạn chế công suất.

Thực tế, hiện nay, nhà thầu chỉ khai thác từ 12.000-13.000 m3/ngày, trong khi được phép khai thác khoảng 30.000 m3/ngày. Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đề nghị tăng công suất khai thác cát biển cho dự án.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, tính đến tháng 10/2024, sản lượng thi công toàn dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đạt 46/57%, chậm 11% so với kế hoạch. Nhu cầu về nguồn vật liệu cho dự án đến hết năm 2024 khoảng 15,5 triệu m3. Hiện đã đưa về công trường được khoảng 9,8 triệu m3, còn thiếu khoảng 5,67 triệu m3.

Để bảo đảm hoàn thành đắp gia tải trong năm 2024, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã chủ động làm việc với địa phương để bổ sung thêm nguồn cát.

Đến nay, 2 tỉnh An Giang, Vĩnh Long đã hoàn tất thủ tục mỏ cát để cung ứng cho dự án thêm 2,2 triệu m3, còn tỉnh Đồng Tháp tăng công suất 2 mỏ cát. Riêng đối với mỏ cát tại tỉnh Tiền Giang khoảng 0,6 triệu m3 và 2 mỏ tại Bến Tre khoảng 2 triệu m3 thì đang hoàn thiện các thủ tục.

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thống nhất cho phép các địa phương được sử dụng cát biển vào việc xây dựng các công trình phục vụ đầu tư công, cơ bản.

Bởi bên cạnh các tuyến cao tốc thì những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh cũng rất quan trọng để thúc đẩy sự kết nối liền mạch, hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Nếu cát biển được được sử dụng sẽ giúp địa phương tháo gỡ nhiều khó khăn khi xây dựng các công trình trên địa bàn.

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết đã thí điểm lấy cát biển san lấp với độ mặn khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với điều kiện môi trường đang thi công là ở Kiên Giang và Cà Mau.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản trả lời về mức tiêu chuẩn chịu mặn của vật nuôi cây trồng. Bây giờ địa phương căn cứ thực tế của các dự án để chỉ đạo các đơn vị tư vấn cân nhắc, đánh giá sử dụng cát biển làm sao đảm bảo kỹ thuật, quy trình thi công, kiểm soát độ mặn khi sử dụng cát biển.

Đối với cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT vẫn đang thi công bình thường theo chỉ dẫn kỹ thuật của dự án, theo dõi chặt chẽ môi trường, không bị ảnh hưởng gì khi đưa cát biển vào công trình.