Tin tức

Trang chủ/Tin ngành/HỘI THẢO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Sáng nay – 16/12/2018; tại khách sạn Rex Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM đã phối hợp với Sở Xây dựng TP.HCM và BQL Dự án Tăng cường Sản xuất và Sử dụng gạch không nung ở Việt Nam – Bộ KH & CN tổ chức.

Ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ VLXD, phát biểu khai mạc hội thảo

Theo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng năm 2016 cho thấy đa số các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn TP.HCM đều có quy mô vừa và nhỏ, nhiều cơ sở hoạt động không ổn định. Trên địa bàn TP.HCM có 22 cơ sở với 42 trạm trộn chuyên sản xuất bê tông thương phẩm, tập trung chủ yếu trên địa bàn quận 9, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè và một số quận khác, không có nhà máy sản xuất clanhke, có 03 cơ sở sản xuất tấm thạch cao, 01 cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa đủ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn TP.HCM.

Mục tiêu của hội thảo là tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, các tổ chức cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn về VLXD mới, thân thiện môi trường theo định hướng mà Chính phủ đã đề ra. Hội thảo có tác động và đẩy mạnh hoạt động quảng bá giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ nghiên cứu phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ đầu tư sản xuất VLXD tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả…

Ông Phạm thiết Hòa – GĐ ITPC cho biết: ngành VLXD nước ta đã có những tiến bộ rõ nét, kể cả về chất lượng, từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ VLXD đã trở thành quốc gia xuất khẩu một số sản phẩm VLXD có thế mạnh ra nước ngoài. Theo Tổng Cục Hải quan, các sản phẩm VLXD của Việt Nam đã xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị kim ngạch trên 1.670 triệu USD trong năm 2017.

Tham quan nhà máy gạch không nung Đại Dũng

Ông Trần Bá Việt – Phó Chủ tịch Hội Bê tông VN cho biết: dự báo nhu cầu năm 2020 có khoảng 42 tỷ viên gạch nhưng hiện tại sản xuất VLXD chiếm khoảng 30% tổng vật liệu xây. Hiện nay, tổng công suất sản xuất gạch xi măng cốt liệu khoảng trên 5,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. Năm 2017, có nhà máy sản xuất gạch bloc rung ép công suất 200 triệu ngu viên tiêu chuẩn 5 tức là bằng 10 lần dây chuyền gạch đất sét nung 200 triệu viên tiêu chuẩn/năm, tức là bằng 10 lần dây chuyền gạch đất sét nung 20 triệu viên/năm trước đây. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2020 công suất sản xuất gạch không nung phải tăng thêm 8,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn. Gạch AAC, có 22 doanh nghiệp đầu tư dự án, thực tế chó có 05 nhà máy hoạt động, do tiêu thụ khó khăn. Gạch bê tông bọt 17 dây chuyền nhưng họat động cầm chừng. Nói về gạch không nung, có nhiều người trong ngành còn chưa rõ có bao nhiêu lọai? Gạch không nung rất khác gạch truyền thống, tiêu chuẩn khác nhau thì thi công cũng sẽ khác nhau, định mức cũng khác nhau, khi thiết kế tính toán không rõ ràng…dễ dẫn đến sai phạm khi sử dụng gạch không nung. Chúng ta hụt đội giám sát, nhiều tình trạng thi công không có định mức cụ thể, thợ xây dựng – gạch không nung không được học kỹ thuật xây…Đó là một trong những nguyên nhân để lại hậu quả cho các công trình sử dụng gạch không nung, đối với gạch không nung – lọai nhẹ, cần sử dụng tấm lưới thủy tinh để chống nức – tách…

Để mở rộng thị trường VLXD không nung, TP.HCM cần thực hiện đúng Chỉ thị số 10/CT – TTg ngày 16/04/201 của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Thông tư số 09/2012/TT – BXD về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng và ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp  tiêu thụ sản phẩm VLXD không nung và thân thiện môi trường vào các công trình sử dụng vốn ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng vật liệu không nung có nhiều vấn đề tranh luận và cần nghiên cứu sâu.

Ông Trần Trung Ninh – Phó GĐ, Phòng thiết kế Cty Nam Long nêu nhận định đối với vật liệu không nung trong xây dựng công trình

Ông Trần Trung Ninh – Phó GĐ, Phòng thiết kế Cty Nam Long đưa ra nhận định: do quy định của Nhà nước đối với các dự án xây dựng phải sử dụng gạch không nung – vật liệu thân thiện môi trường. Cty Nam Long đã thực hiện nhiều dự án nhưng sau khi nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, chúng tôi đã vướng phải một sô vấn đề của gạch không nung như: tường bị thấm, nứt ngang, nứt giữa cấu kiện, nứt xéo, nứt chân chim…dù đã tuân thủ kỹ thuật của đơn vị cung cấp, vì vậy trong quá trình bảo trì rất tốn kém.

Ông Cao Xuân Tuấn – Cty Hòa Bình cho biết: ở TP.HCM các chủ đầu tư không dám sử dụng gạch AAC, thà họ chấp nhận đóng phạt, do ngại sự cố sau nghiệm thu công trình. Trong khi đó, quy định của nhà nước, công trình trên 9 tầng phải sử dụng 80% vật liệu không nung nhưng giá tiền phạt còn thấp quá!

Ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ VLXD cho rằng: mỗi một hiện tượng cần nghiên cứu và khảo sát để đưa ra kết luận chính xác. Gạch không nung là lọai gạch có độ co giãn giống như bê tông, phải sử dụng sau 28 ngày sản xuất để đảm bảo độ co giãn. Vấn đề bị thấm, cũng có thể do hạt to, nhiều vật liệu pha trộn không đồng bộ…Vật liệu không nung được phổ biến ở VN khoảng 08 năm, ở Trung Quốc họ đã sử dụng 15 năm mới đưa ra bộ tiêu chuẩn, vì vậy chúng ta đang cần học tập các nước đi trước.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là gạch bloc – xi măng cốt liệu, viên xây bê tông khí chưng áp, panel acotec và panel AAC, sau đó là các loại vật liệu xây không nung khác như:  gạch xi măng đất ép, đá ong, đá tự nhiên và tấm tường thạch cao…

Năm 2010 trên địa bàn TP.HCM có 04 cơ sở sản xuất vật liệu không nung, năm 2013 tăng lên 17 cơ sở, chủ yếu là sản xuất gạch xi măng cốt liệu, tấm thạch cao và tấm pnel cách nhiệt. Từ ngày Thông tư tư số 09/2012/TT – BXD có hiệu lực; có 19 dự án công trình xây dựng sử dụng vật liệu không nung trên địa bàn quận 02, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, huyện Cần Giờ, với tổng diện tích sàn xây dựng 107.000 219, m2,  trong đó các công trình từ 01 tầng đến 20 tầng đủ các loại hình như: trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước,tổ chức đoàn thể, trường học, chợ, nhà văn hóa, chung cư và phòng khám…

Thế Hùng